17
Bệnh sởi là là loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến các cơ quan thần kinh, cơ, hệ vận động và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Cùng Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu ngay về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh sởi trong những nội dung tiếp theo nhé!
Bệnh sởi là gì?
1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra và lây lan qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra
Bệnh sởi được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu, đặc biệt đối với trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Mặc dù hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả, nhưng bệnh sởi vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em
Sau đây là một số lý do khiến cho bệnh sởi được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:
- Tỷ lệ lây nhiễm cao: Sởi là bệnh rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc ở trong không gian kín cùng với họ thì virus đã có thể lây sang cho người khác.
- Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng: Các biến chứng phổ biến của bệnh sởi bao gồm viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa và nguy hiểm nhất là viêm não, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ gặp phải biến chứng nặng từ bệnh này.
- Tỷ lệ tử vong lớn: Mặc dù tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm đáng kể nhờ vắc xin nhưng bệnh sởi vẫn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở một số quốc gia chưa có điều kiện y tế phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi đã gây ra khoảng 122.000 ca tử vong vào năm 2012 trên phạm vi toàn cầu.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
Bệnh sởi thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh, sau đó tiến triển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn nên đi khám nếu như cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu như sau:
- Sốt cao (trên 38°C) kéo dài từ 4 đến 7 ngày;
- Ho khan, sổ mũi, viêm kết mạc (đỏ mắt);
- Xuất hiện các nốt phát ban đỏ nhỏ trên da, thường bắt đầu từ mặt và lan dần xuống cơ thể;
- Chấm Koplik – những đốm trắng nhỏ xuất hiện trong miệng là dấu hiệu đặc trưng của sởi;
- Mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể;…
Sốt cao là một trong những dấu hiệu của bệnh sởi
3. Cách chữa trị bệnh sởi tại nhà
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh này là điều trị triệu chứng kết hợp với việc chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là một số cách chữa trị tại nhà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh sởi:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời cũng cần hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và vệ sinh không gian sống của người bệnh.
- Sử dụng thuốc hạ sốt (như paracetamol), chườm mát, lau nước ấm,… để giảm sốt. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye.
- Sốt cao bởi bệnh sởi có thể gây mất nước nên cần cho người bệnh uống đủ nước.
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây,… giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh.
- Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân bị biến chứng nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.
Phương pháp điều trị bệnh sởi tại nhà là điều trị triệu chứng kết hợp với việc chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe cho người bệnh
4. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sởi
Biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, liệt, động kinh,… Cả trẻ em và người trưởng thành (miễn dịch yếu hoặc chưa tiêm phòng vắc xin) đều có thể mắc bệnh sởi.
Người nào có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn?
Những người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và người lớn có hệ miễn dịch suy giảm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khỏe mạnh hoặc đã tiêm vắc xin.
Phân biệt bệnh sởi và bệnh sốt phát ban
Mặc dù cả hai bệnh này đều có nhiều triệu chứng giống nhau như sốt, phát ban, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ói,… tuy nhiên bệnh sốt phát ban thường có triệu chứng sốt nhẹ hơn và không xuất hiện các chấm Koplik trong miệng như bệnh sởi. Sốt phát ban cũng ít có nguy cơ gây biến chứng nặng như sởi.
5. Tổng kết
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan nhưng có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin, giữ vệ sinh sạch sẽ và ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Tuy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng việc phát hiện bệnh sớm và chăm sóc đúng cách tại nhà sẽ giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng và hạn chế biến chứng nặng.
Hy vọng những thông tin về bệnh sởi và cách chữa trị bệnh sởi tại nhà mà Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn gửi đến trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
>>> Xem thêm: 7 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách phòng tránh
Mua điện thoại di động tại Điện Máy Chợ Lớn để theo dõi nhiều thông tin sức khỏe online mỗi ngày!
Hãy sắm ngay chiếc điện thoại di động chính hãng với giá cả phải hợp lý tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn để theo dõi các thông tin sức khỏe một cách tiện lợi mỗi ngày.
Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn là nơi hội tụ sản phẩm của những thương hiệu điện thoại nổi tiếng như: iPhone, Samsung, OPPO, Vivo, Xiaomi,… với mẫu mã đa dạng, giá cả cực tốt với nhiều chương trình giảm giá lớn.
Nhanh chóng đến các chi nhánh gần nhất để trải nghiệm trực tiếp và sở hữu chiếc điện thoại yêu thích thông qua những chương trình ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay!
Nguồn: Điện máy chợ lớn