8
Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Thực chất, đây là mối liên kết quan trọng tác động đến vạn vật từ sự nghiệp, tình duyên đến đời sống của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu về mối quan hệ phong thủy này nhé!
1. Quy luật ngũ hành là gì?
Ngũ hành là năm yếu tố cơ bản theo quan niệm phương Đông, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Mỗi yếu tố sẽ có tính chất riêng và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể:
-
Kim: Là kim loại cứng có màu sắc khác nhau.
-
Mộc: Là cây cối có kích thước, hình dáng riêng biệt.
-
Thủy: Là nước trong ao, hồ, sông, suối, biển hoặc trên trời đổ xuống.
-
Hỏa: Là ngọn lửa có thể đốt cháy vạn vật.
-
Thổ: Là đất có ở khắp nơi với kích thước và hình dạng khác nhau.
Về ý nghĩa, ngũ hành tượng trưng cho sự vận động, luân chuyển và biến đổi không ngừng của thiên nhiên. Năm yếu tố này tồn tại và được ứng dụng trong mọi phương diện của cuộc sống, từ màu sắc, con số, nhà cửa, xe cộ đến các mùa trong năm.
Quy luật hoạt động của ngũ hành bao gồm:
-
Quy luật tương sinh: Các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển theo thứ tự Kim sinh Mộc, Mộc sinh Thủy, Thủy sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim.
-
Quy luật tương khắc: Các yếu tố đối lập cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau, cụ thể là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy.
Năm yếu tố trong ngũ hành có mối liên kết chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
2. Tổng quan về ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Mỗi mệnh trong ngũ hành sẽ có đặc điểm khác nhau mà bạn cần hiểu rõ trước khi tìm hiểu về ngũ hành tương khắc, tương sinh. Cụ thể:
2.1. Mệnh Kim
Mệnh Kim đại diện cho kim loại rắn, sức mạnh và mùa thu. Những kim loại chìm sâu trong đất có giá trị tiềm ẩn và nội lực vững chắc. Mệnh Kim được chế tạo thành trang sức lộng lẫy nhưng cũng là nguyên liệu tạo thành đao kiếm – biểu tượng của xung đột và chiến tranh.
Người mệnh Kim thường khiêm nhường và biết kiềm chế cảm xúc. Họ còn là người nhạy bén, biết cách quan sát và sở hữu tài năng giao tiếp khéo léo. Ngoài ra, họ biết cách quản lý và sắp xếp nên phù hợp với các vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên, người thuộc mệnh Kim khá ngang ngược, thiếu kiên nhẫn, có xu hướng toan tính và so sánh với mọi người xung quanh.
Các năm sinh thuộc mệnh Kim bao gồm:
-
Nhâm Thân: 1932, 1992
-
Quý Dậu: 1933, 1993
-
Canh Thìn: 1940, 2000
-
Tân Tỵ: 1941, 2001
-
Giáp Ngọ: 1954, 2014
-
Ất Mùi: 1955, 2015
-
Nhâm Dần: 1962, 2022
-
Quý Mão: 1963, 2023
-
Giáp Tý: 1984, 2044
-
Ất Sửu: 1985, 2045
-
Canh Tuất: 1970, 2030
-
Tân Hợi: 1971, 2031
2.2. Mệnh Mộc
Mệnh Mộc tượng trưng cho cây cối và sự kết nối sự sống. Các bộ phận rễ, thân, nhánh và lá có mối liên kết chặt chẽ với nhau với mục đích chung là duy trì sự sống của cây.
Người thuộc mệnh Mộc thường nhiệt tình, năng động, ngay thẳng và sẵn sàng đối mặt với mọi điều. Họ có khả năng sáng tạo những ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên, người mệnh Mộc hay dễ nổi cáu, thiếu kiên nhẫn và không biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân.
Các năm sinh thuộc mệnh Mộc bao gồm:
Người thuộc mệnh Mộc có tính cách ngay thẳng, nhiệt tình, hướng ngoại và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
2.3. Mệnh Thủy
Mệnh Thủy đại diện cho nước nên những người này thường nhẹ nhàng, mềm mại và khéo tay. Người mệnh Thủy thường thông minh và luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng để hoàn thành một cách tốt nhất. Họ sáng tạo, khôn ngoan, khéo léo, giao tiếp tốt và biết cách thuyết phục người khác. Người mệnh Thủy có một số điểm hạn chế là đôi khi khá nhạy cảm, dễ thay đổi và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh.
Các năm sinh thuộc mệnh Thủy bao gồm:
-
Bính Tý: 1936, 1996
-
Đinh Sửu: 1937, 1997
-
Giáp Thân: 1944, 2004
-
Ất Dậu: 1945, 2005
-
Nhâm Thìn: 1952, 2012
-
Quý Tỵ: 1953, 2013
-
Bính Ngọ: 1966, 2026
-
Đinh Mùi: 1967, 2027
-
Giáp Dần: 1974, 2034
-
Ất Mão: 1975, 2035
-
Nhâm Tuất: 1982, 1922
-
Quý Hợi: 1983, 1923
2.4. Mệnh Hỏa
Mệnh Hỏa tượng trưng cho lửa và mùa hè nóng bức. Theo ý nghĩa tích cực, Hỏa đại diện cho sự công bằng và danh dự. Còn theo khía cạnh tiêu cực, Hỏa là biểu tượng của chiến tranh. Người mang mệnh Hỏa thông minh, năng động, sáng tạo và có khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, họ khá nóng tính và hiếu thắng nên có thể đưa ra các quyết định mạo hiểm dựa vào cảm hứng của bản thân. Ngoài ra, người mệnh Hỏa thường không quan tâm đến cảm xúc của người khác nên đôi khi sẽ làm đối phương tổn thương.
Các năm sinh thuộc mệnh Hỏa bao gồm:
-
Giáp Tuất: 1934, 1994
-
Ất Hợi: 1935, 1995
-
Mậu Tý: 1948, 2008
-
Kỷ Sửu: 1949, 2009
-
Bính Thân: 1956, 2016
-
Đinh Dậu: 1957, 2017
-
Giáp Thìn: 1964, 2024
-
Ất Tỵ: 1965, 2025
-
Mậu Ngọ: 1978, 2038
-
Kỷ Mùi: 1979, 2039
-
Bính Dần: 1986, 2046
-
Đinh Mão: 1987, 2047
Mệnh Hỏa trong quy luật ngũ hành đại diện cho sự nhiệt huyết, năng lượng.
2.5. Mệnh Thổ
Mệnh Thổ đại diện cho đất đai, là môi trường để sinh sôi và phát triển của mọi sinh vật. Mệnh Thổ mang ý nghĩa là nguồn cội, sự sống và sự bình an của mỗi người. Người mang mệnh Thổ thường sống hướng nội, không giỏi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng họ lại là những người chung thủy và sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân vì người khác. Tuy vậy, người mệnh Thổ thường thiếu quyết đoán nên không dám theo đuổi các ước mơ lớn.
Các năm sinh thuộc mệnh Thổ bao gồm:
-
Canh Ngọ: 1930, 1990
-
Tân Mùi: 1931, 1991
-
Mậu Dần : 1938, 1998
-
Kỷ Mão: 1939, 1999
-
Bính Tuất: 1946, 2006
-
Đinh Hợi: 1947, 2007
-
Canh Tý: 1960, 2020
-
Tân Sửu: 1961, 2021
-
Mậu Thân: 1968, 2028
-
Kỷ Dậu: 1969, 2029
-
Bính Thìn: 1976, 2036
-
Đinh Tỵ: 1977, 2037
3. Luận giải chi tiết quy luật ngũ hành
Dưới đây là các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ về quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc:
3.1. Ngũ hành tương sinh là gì?
Ngũ hành tương sinh là mối quan hệ sinh ra, thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển theo một vòng tuần hoàn.
Quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm các nguyên lý sau:
-
Mộc sinh Hỏa: Mộc là cây khô, khi đốt cháy tạo thành lửa (Hỏa).
-
Hỏa sinh Thổ: Hỏa là lửa, có thể đốt cháy vạn vật tạo thành tro tàn, bồi đắp thành đất (Thổ).
-
Thổ sinh Kim: Thổ là đất sở hữu nhiều tài nguyên, trong đó có các kim loại (Kim) hình thành trong đất.
-
Kim sinh Thủy: Kim là kim loại rắn khi nung chảy tạo thành chất lỏng dạng nước (Thủy).
-
Thủy sinh Mộc: Thủy là nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sự sống cho cây cối (Mộc).
3.2. Ngũ hành tương khắc là gì?
Ngũ hành tương khắc là sự đối lập, tương phản, khắc chế, bài trừ và cản trở sự phát triển của nhau. Tương khắc trong quy luật ngũ hành là vòng tuần hoàn không ngừng, giúp duy trì sự cân bằng giữa các yếu tố.
Quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm các nguyên lý sau:
-
Thủy khắc Hỏa: Thủy là nước, khiến lửa (Hỏa) bị dập tắt.
-
Hỏa khắc Kim: Hỏa là lửa, làm nung chảy kim loại (Kim).
-
Kim khắc Mộc: Kim là kim loại, có thể rèn thành dao để chặt cây (Mộc).
-
Mộc khắc Thổ: Mộc là cây, hút chất dinh dưỡng của đất (Thổ) để sinh sống.
-
Thổ khắc Thủy: Thổ là đất, có thể ngăn chặn dòng chảy của nước (Thủy).
Ngũ hành tương khắc là các yếu tố đối lập và ngăn cản sự phát triển của nhau.
4. Xác định ngũ hành tương sinh theo mệnh
Trong ngũ hành, mỗi mệnh sẽ có các nạp âm (yếu tố phụ thuộc vào từng mệnh) khác nhau, cụ thể là:
4.1. Ngũ hành tương sinh mệnh Kim
Mở đầu cho ngũ hành là mệnh Kim, đại diện cho kim loại rắn mạnh mẽ, tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh và sự kiên cường. Mệnh Kim bao gồm 6 nạp âm là Áp Xuyên Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Hải Trung Kim, Sa Trung Kim và Kim Bạch Kim
4.2. Ngũ hành tương hỗ mệnh Mộc
Tiếp theo, mệnh Mộc là cây cối, tượng trưng cho sự phát triển của thiên nhiên. Những người mệnh Mộc thường mang đến năng lượng tích cực cho mọi người. Sáu nạp âm thuộc mệnh Mộc bao gồm Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc và Tang Đố Mộc.
4.3. Ngũ hành tương sinh với mệnh Thủy
Mệnh Thủy là nước, đại diện cho sự nhẹ nhàng và mềm mại. Người mang mệnh Thủy thường dịu dàng, khéo léo và dễ dàng thích nghi với môi trường mới. Được biết 6 nạp âm của mệnh Thủy gồm Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Đại Khê Thủy và Trường Lưu Thủy.
4.4. Tương sinh với mệnh Hỏa là gì?
Hỏa là lửa, tượng trưng cho sự mạnh mẽ và nhiệt huyết. Người mệnh Hỏa thường năng nổ, nhiệt tình nhưng thẳng tính và có sự cạnh tranh trong cuộc sống. Sau nạp âm thuộc mệnh Hỏa bao gồm Sơn Hạ Hỏa, Lư Trung Hỏa, Thiên Thượng Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Phù Đăng Hỏa và Tích Lịch Hỏa.
4.5. Các mệnh tương sinh với mệnh Thổ
Thổ đại diện cho đất, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển của cây cối. Những người mệnh Thổ có sức mạnh nội tại rất lớn, đặc biệt luôn mạnh mẽ đối mặt với khó khăn. Mệnh Thổ bao gồm 6 nạp âm là Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ và Ốc Thượng Thổ.
5. Ý nghĩa của việc xác định ngũ hành sinh khắc
Việc nắm rõ ngũ hành tương sinh tương khắc giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ của các yếu tố phong thủy. Quy luật tương sinh giúp bạn thu hút may mắn và tài lộc đến cho bản thân. Trong khi đó, ngũ hành tương khắc giúp bạn tránh hạn vận trong cuộc sống. Như vậy, việc hiểu rõ ngũ hành sinh khắc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vạn vật trong đời sống, giúp mọi điều thuận lợi, tốt lành.
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc giúp bạn biết cách hạn chế vận xui và thu hút may mắn.
6. Ứng dụng của việc ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống
Để cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ, bạn cần biết cách ứng dụng quy luật ngũ hành trong nhiều lĩnh vực, cụ thể:
6.1. Y học
Trong y học, quy luật ngũ hành được các bác sĩ ứng dụng để chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý, từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp. Ví dụ, bệnh cao huyết áp do can dương thịnh, vì Mộc sinh Hỏa nên phải chữa vào tâm (an thần). Ngoài ra, ngũ hành còn giúp các bác sĩ vận dụng để xem xét tác dụng của từng loại thuốc đối với các bệnh liên quan đến cơ quan tạng phủ.
6.2. Thiết kế nội thất
Dựa vào ngũ hành tương sinh tương khắc, gia chủ sẽ biết cách lựa chọn nội thất phù hợp với bản mệnh của mình. Mỗi bản mệnh sẽ có các màu sắc tương sinh tương hợp khác nhau. Gia chủ nên lựa chọn nội thất có màu sắc phù hợp với mệnh của mình. Đồng thời, việc lựa chọn vật liệu của nội thất cũng giúp cân bằng năng lượng, thu hút vượng khí và may mắn đến với gia chủ. Chẳng hạn, gia chủ mệnh Mộc nên lựa chọn nội thất làm từ gỗ, mây, tre,… hoặc trang trí thêm cây xanh vào không gian sống.
Nếu bạn đang có ý định thiết kế lại ngôi nhà theo đúng quy luật ngũ hành tương sinh thì đừng bỏ qua các sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn. Tại đây có đầy đủ các sản phẩm, từ bàn ghế, sofa, tủ đồ, kệ, giường ngủ,… với chất lượng bền bỉ, đa dạng chất lượng, màu sắc và mẫu mã phù hợp với mệnh của gia chủ. Đặc biệt, các sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa tại Điện Máy Chợ Lớn có giá cả cạnh tranh, đa dạng hình thức thanh toán. Nhờ đó giúp bạn mua sắm dễ dàng và tiện lợi. Bạn đặt hàng ngay tại Điện Máy Chợ Lớn qua https://dienmaycholon.com/ hoặc đến trực tiếp hệ thống siêu thị để trực tiếp trải nghiệm và mua sắm nhé! |
6.3. Cưới hỏi
Theo phong thủy, hai người hợp mệnh kết hôn với nhau sẽ có cuộc sống hòa hợp và hạnh phúc dài lâu. Ngược lại, nếu không hợp mệnh, cả hai sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn trong quá trình chung sống. Trước khi kết hôn, bạn nên dựa vào quy luật ngũ hành để biết được mệnh của hai người có hợp nhau hay không.
Theo quan niệm của người Việt, trước khi làm cưới hỏi sẽ xem xét tử vi và ngũ hành của cô dâu chú rể xem có tương hợp, tương khắc hay không.
6.4. Sinh con
Việc lựa chọn năm sinh của con cái phù hợp với bản mệnh của bố mẹ sẽ giúp thu hút tài lộc và may mắn đến với gia đình. Do đó, bố mẹ nên cân nhắc về mối quan hệ tương sinh tương khắc để xem tuổi con có hợp với mình hay không.
6.5. Kinh doanh
Trong kinh doanh, nếu lựa chọn được đối tác hợp mệnh sẽ giúp công việc hanh thông, thuận buồm xuôi gió và ngày càng phát triển. Đặc biệt, khi khai trương, mở hàng người ta thường lựa chọn những người hợp mệnh với người bán, nhằm giúp việc làm ăn thuận lợi và thu về nhiều lợi nhuận.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin về ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp bạn hiểu rõ về quy luật này trong tử vi. Việc ứng dụng quy luật ngũ hành vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp cuộc sống của bạn ngày càng thuận lợi hơn.
Nguồn: Điện máy chợ lớn