16
Tính từ không thể thiếu trong câu văn để tạo nên sự phong phú, màu sắc cho ngôn ngữ. Thêm tính từ vào câu như một cách truyền tải ý nghĩa và cảm xúc một cách hiệu quả. Vậy tính từ là gì? Có những loại nào? Xem ngay bài viết sẽ có câu trả lời chi tiết cho bạn đọc!
1. Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì?
Tác giả Đinh Văn Đức – chủ nhân cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, từ loại đã đưa ra khái niệm về các từ loại. Trong đó, tính từ là loại từ mô tả các khái niệm diễn ra dựa trên động từ, danh từ. Tuy vậy, khái niệm này được xem là quá trừu tượng để người đọc hiểu rõ.
Tính từ được sử dụng thường xuyên trong văn nói, văn viết nhưng không phải ai cũng định nghĩa được tính từ là gì.
Hiện nay, tính từ được hiểu là những từ được dùng để mô tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng hoặc hoạt động, hành động nào đó. Cụm tính từ được tổ hợp bởi tính từ kết hợp với bổ ngữ.
Ví dụ như:
2. Chức năng của tính từ là gì?
Khi phân tích câu văn, bạn sẽ thấy rằng tính từ thường được dùng kết hợp với danh từ, động từ để bổ nghĩa cho những từ này.
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ: Đây là chức năng quan trọng nhất của loại từ này. Khi đó, tính từ thường đóng vai trò là vị ngữ. Người đọc, nghe sẽ hiểu chính xác nhất bản chất của sự vật được nói đến.
Tính từ được dùng để bổ sung ý nghĩa khi đứng sau danh từ.
Chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ: Đây cũng là chức năng của tính từ. Khi nó đứng làm chủ ngữ thì mang ý nghĩa nhấn mạnh tính chất của sự việc, hiện tượng.
3. Phân loại tính từ
Tính từ được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào vai trò trong câu, như:
3.1. Tính từ chỉ đặc điểm
Tính từ được dùng phổ biến nhằm diễn tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người. Những đặc điểm riêng thuộc về sự vật, hiện tượng được diễn tả bằng tính từ. Nhờ đó mà người đọc, người nghe có thể hình dung, đánh giá các đặc tính này.
– Đặc điểm bên ngoài: Cho phép người đọc, người nghe có thể đánh giá, cảm nhận thông qua các giác quan như: Thị giác, vị giác, xúc giác,…
-
Ví dụ: Cao, thấp, gầy, béo, xinh đẹp , xấu xí,…
– Đặc điểm bên trong: Các đặc tính về tâm lý, tình cảm hay những giá trị mang lại được nhận biết dựa trên sự cảm nhận, đánh giá chủ quan.
-
Ví dụ: Tốt, xấu, hư đốn, ngoan ngoãn, lễ phép…
3.2. Tính từ chỉ trạng thái
Tính từ chỉ trạng thái được sử dụng để mô tả chính xác tình trạng của người, sự vật, hiện tượng ở một khoảng thời gian.
Tính từ để chỉ trạng thái hiểu đơn giản là diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của con người, sự vật.
3.3. Tính từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Loại từ này được sử dụng để diễn đạt mức độ, cường độ của sự việc, hành động nào đó.
-
Ví dụ như: Lề mề, nhanh nhảu, xa tít mù tắp,…
Ngoài cách phân loại tính từ như trên thì còn có cách phân loại khác: Tính từ tự thân và tính từ không tự thân.
– Tính từ tự thân
Đây là tính từ được dùng để diễn tả, mô tả các đặc tính về màu sắc, hình dạng, âm thanh…
-
Tính từ chỉ mùi vị: Chua, cay, mặn, chát, ngọt, tanh, nồng,…
-
Tính từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, vàng, tím, hồng phớt, đỏ đô,…
-
Tính từ chỉ âm thanh: Trong veo, thánh thót, ồn ào, xào xạc,…
-
Tính từ chỉ kích thước: To, nhỏ, rộng, chật,…
-
Tính từ chỉ hình dạng: Tròn, vuông, méo, thẳng,…
-
Tính từ chỉ phẩm chất: Trung thực, thật thà, xảo trá, hèn nhát,…
Tính từ tự thân cũng được dùng nhiều trong đời sống và có thể tách riêng mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
– Tính từ không tự thân
Đây là các danh từ, động từ nhưng được biến đổi và sử dụng như một tính từ. Khi được tách biệt ra khỏi câu thì từ đó không được gọi là tính từ mà trở thành từ loại khác.
Ví dụ: Cô ấy ăn mặc rất Tây.
4. Dấu hiệu để nhận biết tính từ
Khi đã hiểu rõ tính từ là gì thì bạn có thể nhận biết từ loại này thường xuất hiện ở vị trí nào. Thông thường, tính từ hay đi kèm với các trạng từ chỉ mức độ như rất, vô cùng, hơi, quá, cực kỳ,… Đồng thời, tính từ xuất hiện với vai trò là vị ngữ trong câu.
5. Sau tính từ là gì và vị trí của tính từ trong câu
Có hai trường hợp chúng ta cần nhắc đến khi phân tích vị trí của tính từ:
-
Nếu tính từ làm vị ngữ thì sẽ đứng sau danh từ. Ví dụ: Cô ấy rất tốt bụng.
-
Nếu tính từ làm chủ ngữ thì sẽ đứng trước danh từ. Ví dụ: Lạc quan sẽ giúp cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn.
6. Những bài tập ví dụ về tính từ giúp bạn hiểu chi tiết hơn
Các bài tập đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức về tính từ là gì:
Bài tập 1: Đặt câu có chứa tính từ
– Bạn Hải Nam rất thân thiện và luôn giúp đỡ bạn bè.
– Cánh cửa kia đang lỏng lẻo, cần được sửa chữa.
– Chị Lan có dáng người cao và mái tóc dài mượt.
Bài tập 2: Liệt kê các tính từ thích hợp dành cho sự vật:
Danh từ chỉ sự vật |
Tính từ chỉ màu sắc |
Tính từ chỉ hình dáng |
Cái mũ |
xanh, đỏ, đen, ghi, xám |
Rộng, nhỏ, chật, to |
Cái áo |
xanh nhạt, đỏ đô, vàng chanh, hồng phớt |
Rộng, chật, ngắn, dài |
Như vậy, bài viết đã giúp bạn học hiểu rõ khái niệm tính từ là gì? Cùng với đó, những ví dụ sẽ giúp bạn đọc sử dụng tính từ đúng ngữ cảnh. Chúc bạn thực hành môn Tiếng Việt tốt với điểm số cao!
Nguồn: Điện máy chợ lớn